Thứ năm, 28/03/2024, 15:13

Công ơn Tiên Tổ_TTHuế

Thứ ba - 17/09/2013 18:41 7.364 0
Thủy Tổ Tộc Văn Công làng La Vân Thượng huyện Hương Trà, cho đến nay hậu duệ của Ngài không rõ tên Ngài là gì. Mẫu chuyện sau đây được dựa vào truyền khẩu của các hậu duệ Ngài kể lại. Cảm xúc về một Vị Tiên Tổ của Tộc Văn, bài viết được khai bút.
Công ơn Tiên Tổ_TTHuế


2/-TỔ TIÊN TRÊN CHIẾC THUYỀN GHE Ngài: VĂN QUÝ CÔNG. (文貴公)
“Bài viết này dựa theo mẫu chuyện  do Bác Văn Đình Triền  ghi vào năm 1985 tong tập Họ Văn: Phong Lai-Lai Hà-Lai Trung” Có lẽ hậu duệ của tộc: Văn Công ở làng La Vân Thượng huyện Hương Trà không bao giờ quên cuộc đời của Tổ Tiên của mình qua câu chuyện kể bi thương sau:

“Có ngôn truyền là: Hai Ông Bà Văn Quý Công trên đây, nguyên sống trên một chiếc tròng nhỏ hàng ngày đánh bắt cá ven sông, gặp đâu bán đó, đến đâu ngủ đó, về sau thường đậu ở bãi sông xã La Vân Thượng. Hàng năm cứ đến ngay 25 tháng 5 âm lịch Ông cũng về Kỵ Tổ được vài ba năm. Đến một năm Ông cũng về kỵ Tổ như những năm trước, nhưng đi được nữa đường Ông bị cảm phải về lại chổ đậu tròng thì bệnh nặng thêm. Ông nghĩ mình sẽ không sống nỗi, lúc này Bà đang mang thai, Ông căn dặn Bà rằng: Tôi sẽ không sống nỗi, tôi chết rồi cứ hàng năm đến ngày 25 tháng 5, Bà thắp ba cây hương ra đứng giữa trời van vái hôm nay là ngày kỵ Tổ và sinh con ra cứ truyền lại cho con. Sau Bà sinh con đầu lòng là Ông Trang, Bà cứ truyền lại và kế tiếp cứ truyền lại như thế. Không biết Ngài Tổ Họ Văn Công có nguồn gốc ở đâu. Đến năm 1985 Chi Họ Văn La Vân Thượng đã có 7 đời”
 
(Trích từ tập: Họ Văn- Phong Lai-Lai Hà-Lai Trung của Bác.Văn Đình Triền)
 
Cảm xúc về dòng họ (Văn Viết Thiện)

Qua câu chuyện đầy nước mắt thương đau trên. Thế mới hay, khi ngõ tối cuộc đời phía trước ta hầu như tuyệt vọng, thì trong thâm tâm sâu kín của ta cũng còn lối để trở về. Tổ Tiên chúng ta đã đi về cõi âm, còn chúng ta hôm nay tìm về cõi nhớ….
Cuộc đời của Ngài trước mắt là không gian vô định, nó đen tối mênh mông như đêm ba mươi Tết, không trăng sao, lênh đênh trên chiếc đò nhỏ lặn hụp, tìm kiếm với dòng sông vô vọng những gì để cho một ngày mai rạng rỡ hơn.

Vẫn trôi nổi rong ruổi trên dòng sông, nay đây mai đó, ngày này qua tháng nọ, năm này qua năm khác, tối đâu ngủ đó, không mãnh đất cắm lều để trú nắng che mưa.

Không nản chí và bi quan trước cảnh đời vô vọng đó. Ngài của chúng ta vẫn nghĩ về một tương lai sáng sủa hơn hôm nay, Ngài sánh duyên cùng với một người thiếu nữ, một người bạn đời đã cùng với Ngài đồng cam cộng khổ trên chiếc tròng nhỏ, trôi dạt khắp các bến bờ trên dòng sông Ô Lâu rẽ nhánh, với rổ cá nhỏ trên tay, lê khắp các chợ, chắt chiu cùng chồng qua từng năm tháng.

Cuộc sống cơ cực, với những khắc nghiệt về khí hậu của thiên nhiên đã vô tình đánh gục mơ ước của Ngài, trong khi người bạn đời đã mang cho Ngài một người con. Niềm hy vọng cho tương lai đang hé nở….
Song Trời Đất không thương xót. Ngài đã nằm xuống trên một bến bãi của dòng sông, mang trong tâm tưởng tràn đầy ước mơ và hy vọng.
 
Tôi sẽ không sống nỗi, tôi chết rồi cứ hàng năm đến ngày 25 tháng 5, Bà thắp ba cây hương ra đứng giữa trời van vái hôm nay là ngày kỵ Tổ và sinh con ra cứ truyền lại cho con.”


Với lời căn dặn đó, Ngài đã đi về với Tổ Tiên, với cõi vĩnh hằng mang theo niềm hy vọng: “ ngày mai trời lại sáng”.  Và hậu duệ của Ngài cho đến nay vẫn không rõ tên húy của Ngài là gì ???.....

Ngài Văn Quý Công của chúng ta đã tìm về với cội nguồn với Tổ Tiên trong tiềm thức của chính mình. Cho đến nay trên 250 năm trôi qua. Liệu con cháu hậu duệ đời sau của Ngài có nghĩ rằng: Trên chiếc tròng thả câu buông lưới nhỏ nhoi đó, Tổ Tiên của Ngài cũng cùng theo Ngài lặn lội khắp ven sông? 

Cứ mỗi lần về Huyện Quãng Điền làm công việc họ, khi đi ven của một nhánh sông Ô Lâu vào mùa mưa lũ. Tôi lại nhớ về hình ảnh một Ngài của Tộc Văn ngày xưa đang vững tay lái chiếc tròng, buông câu trên dòng sông đang chảy xiết và đục ngầu nước bạc, tìm kiếm cuộc sống cho hôm nay và cả thế hệ ngày mai…..Và nhớ lại câu thơ của Lý Bạch trong bài: “Quá giang tiển hữu” đã làm tôi ray rức không nguôi:

“Sầu kiến châu hành phong hựu khởi,

 

Bạch đầu lãng lý bạch đầu nhân”  

Buồn thương thay,  khi con thuyền mới bất đầu ra khơi, hay những hy vọng cho một tương lai tươi sáng mới của Ngài vừa chớm nỡ, thì cũng là lúc phong ba bảo táp lại hoành hành, và trên con sông cùng với những lớp sóng bạc chảy cuồn cuộn, cũng có hình ảnh của một người đời bạc đang còn lặn hụp. 

        Mới hay, để bảo tồn và phát triển cho hậu thế. Tiên Tổ của chúng ta cũng lắm gian nan.

Văn Viết Thiện
(Viết theo cảm xúc của mình)

Tác giả bài viết: Văn Viết Thiện

Nguồn tin: Phả ký Tộc Văn Công

Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hovanvietnam.com là vi phạm bản quyền

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global block facebook comment box
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây